Đăng ngày: 11/10/2016 - 15:42:34 PM
Bên cạnh những dịch vụ quảng cáo như Google Adwords, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thì Email Marketing là hình thức quảng cáo trực tiếp, trong đó việc sử dụng thư điện tử như một phương tiện để người kinh doanh chủ động giao tiếp với khách hàng.
Tìm hiểu về Email Marketing là gì và tác dụng của email Marketing – Thời gian gần đây nhu cầu sử dụng email trong công việc ngày càng nhiều dẫn đến công nghệ truyền thông – quảng cáo qua email (email marketing) ngày càng phát triển hơn, tuy nhiên để hiểu thực sự về nó và có thể sử dụng nó 1 cách hiệu quả thì tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều người biết đến, quan tâm và trú trọng đến hình thức marketing này.
Dưới đây là định nghĩa của Google về email marketing: Email marketing là một hình thức marketing trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp với khách hàng.
Email marketing = Marketing (tiếp thị) qua email, đơn giản quá phải không?
- Quảng cáo,truyền thông tới các khách hàng dưới dạng email giới thiệu thông tin sản phẩm dịch vụ, bản tin khuyến mãi giảm giá
- Gửi bản tin (newsletter) cập nhật thông tin dịch vụ, thị trường, tin tức tới các khách hàng đã đăng ký nhận tin
- Chăm sóc các khách hàng hiện tại bằng cách gửi các hướng dẫn sử dụng (manual), thông tin hữu ích, ebook, video,…
- Gửi thiệp điện tử (e-card) cho khách hàng hiện tại vào các dịp đặc biệt như sinh nhật để tăng cường mối quan hệ và tăng lượng khách hàng trung thành
- Gửi email mời tham gia vào các sự kiện trực tuyến trên website
Nếu bạn có một danh sách hàng nhìn khách hàng với đầy đủ thông tin: họ tên, giới tính, số điện thoại, email,địa chỉ liên hệ,…
Bạn sẽ làm gì để chăm sóc họ hay thông báo với họ về một sản phẩm mới: gọi hàng nghìn cuộc điện thoại? gửi hàng nghìn bức thư tay tới từng người?
- 2.000 đồng cho mỗi cuộc điện thoại 2 phút bạn sẽ mất nhiều triệu đồng và hàng trăm giờ
- 800 đồng cho một tem thư bạn sẽ mất vài triệu đồng và cả tuần lao động
Chi phí cũng như thời gian để làm những việc đó rõ ràng là không khả thi. May mắn thay, Internet cung cấp cho bạn một phương thức kỳ diệu, bạn chỉ mất vài giờ với chi phí vài trăm nghìn. Đó là email marketing.Bạn soạn một mẫu email, sử dụng một phần mềm email marketing để gửi đi và chờ đợi những phản hồi. Qua đó, dễ dàng thấy được những ưu điểm vượt trội của email marketing: chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng, cho phản hồi ngay lập tức…
Một tập đoàn toàn cầu như HP chẳng hạn, làm thế nào để họ chủ động tiếp cận và chăm sóc được hàng chục nghìn khách hàng của mình trên khắp thế giới?
Bạn mua một chiếc laptop HP Pavillion, bạn đăng ký thông tin email của mình trên website của HP. Mỗi khi có thông tin mới liên quan đến chiếc laptop của bạn: có driver phiên bản mới, phần mềm tiện ích mới, thủ thuật sử dụng, chương trình khuyến mãi… HP sẽ gửi email thông báo cho bạn. Bạn thích thú với các thông tin đó và trung thành với thương hiệu HP hơn.
Đó là email marketing, là phương thức marketing trực tiếp hiệu quả nhất để bạn chăm sóc một lượng lớn khách hàng.
Khi bạn gửi tràn lan những email quảng cáo, tiếp thị được gửi đến bất cứ ai, bất cứ đối tượng nào, tức là bạn đang gửi thư rác – Spam (hay còn gọi là junk mail, bulk mail). Những người gửi thư rác thường có được danh sách email thông qua thu thập trên mạng, quét từ các website, mua lại nên chất lượng danh sách email rất thấp, không đem lại kết quả. Gửi đi những email spam như vậy sẽ hủy hoại danh tiếng và thương hiệu của công ty.VÀ thêm nữa việc gửi email đến khách hàng mà họ không đồng ý cho bạn gửi thì bạn đang VI PHẠM PHÁP LUẬT,việc mua bán danh sách email cũng vậy, hãy chú ý để không gặp rắc rối về luật pháp.
Điều khác biệt duy nhất và lớn nhất giữa Spam và Email marketing là sự đồng ý của người nhận email dành cho người gửi. Rất nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng email marketing chính là spam. Hàng ngày, hàng trăm nghìn công ty, tổ chức trên thế giới vẫn thực hiện hoạt động email marketing đầy hiệu quả bởi họ sở hữu những danh sách email đã nhận được sự đồng ý của người nhận.
Xem thêm
Phần 2: Tác dụng và những lưu ý khi viết Email Marketing Tại đây
(Còn tiếp: đón xem phần 3 và 4)