10 lý do để bạn PHẢI đưa phần mềm hỗ trợ trực tuyến vào website của mình

Đăng ngày: 30/07/2016 - 09:11:42 AM

Với phần mềm chat trực tuyến, bạn có thể chủ động chat và tương tác với từng khách hàng ghé thăm website của mình - như trong một cửa hàng thật sự. Nhờ thế, mọi vấn đề của khách hàng sẽ được giải quyết gần như ngay lập tức.

Trong môi trường online cạnh tranh khốc liệt ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới việc bán hàng và chăm sóc khách hàng trực tuyến. Theo công ty tư vấn Andersen, gần 62% người tiêu dùng online nói rằng họ sẽ mua nhiều hàng hóa hơn nếu nhận được những lời khuyên hữu ích và hiểu biết sâu sắc trong quá trình mua sắm của mình. Đó là cơ duyên để ra đời ngày càng nhiều các phần mềm chat trực tuyến, đóng góp vào sự thành công, phát triển của các doanh nghiệp.

Với phần mềm chat trực tuyến, bạn có thể chủ động chat và tương tác với từng khách hàng ghé thăm website của mình - như trong một cửa hàng thật sự. Nhờ thế, mọi vấn đề của khách hàng sẽ được giải quyết gần như ngay lập tức. Tất cả những gì bạn cần chỉ là một thiết bị kết nối Internet. Có tất cả 10 lý do khiến ngày nay, các doanh nghiệp PHẢI đưa một phần mềm hỗ trợ trực tuyến vào website của mình. 10 lí do đó là gì?

 

1.  Tương tác thực -  thời gian thực

Lí do chính trên tất cả, đó là phần mềm chat trực tuyến mang lại sự tiện lợi cho khách hàng ngay trên website của bạn mà không mất thời gian tìm kiếm số điện thoại, email hoặc phương tiện hỗ trợ khác. Ngày nay, khi Internet phát triển, việc tìm kiếm thông tin được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng chỉ với một vài click chuột. Tuy nhiên, khách hàng dường như lại ít kiên nhẫn hơn.

Điện thoại và email là các phương thức quen thuộc nhưng không đủ để hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Có thể bạn quá bận rộn để trả lời điện thoại hoặc mất rất nhiều thời gian để hồi đáp hàng trăm email gửi đến khiến đôi khi bỏ lỡ khách hàng.

Bằng cách giao tiếp với khách hàng ngay từ trang sản phẩm trên website, doanh nghiệp của bạn có nhiều khả năng để giải quyết mối quan tâm của khách hàng hơn và sẽ tác động đến niềm tin mua sắm trên website của bạn vì họ biết luôn luôn có một người ở đó để giúp đỡ.

 

2.  Chi phí thấp nhưng hiệu quả

Hầu hết phần mềm chat trực tuyến đều cho phép bạn chat cùng lúc với năm hoặc nhiều hơn khách truy cập cùng một lúc. So với việc sử dụng điện thoại hỗ trợ khách hàng, phần mềm chat trực tuyến hiệu quả hơn đồng thời giảm thiểu chi phí viễn thông. Ngoại trừ tiền trả cho dịch vụ chat trực tuyến, bạn sẽ  không mất thêm bất cứ chi phí nào nữa cho việc chăm sóc khách hàng.

Ngoài ra, chat trực tuyến đem lại hiệu quả cao và làm tăng giá trị đơn hàng của khách hàng khi họ nhận được lời khuyên hữu ích và hiểu biết sâu sắc về những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu, cũng như các câu trả lời cho bất kì câu hỏi sản phẩm nào mà họ quan tâm.

vChat là một dịch vụ có giá cả phải chăng nhất cho các doanh nghiệp vì cung cấp cho các bạn các gói khác nhau với giá cả cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên và số lượng khách hàng giao tiếp hàng ngày.

 

3.  Xây dựng mối quan hệ khách hàng sâu sắc hơn

Giữ chân khách hàng là một việc cực kì quan trọng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Khách hàng quay trở lại thường chi tiêu nhiều hơn. Sử dụng một chương trình chat trực tuyến có thể thúc đẩy các mối quan hệ lâu dài bởi vì nó cho thấy công ty của bạn có thực sự quan tâm đến nhu cầu và sở thích của khách hàng hay không.

Nếu doanh nghiệp của bạn không đặt trách nhiệm với khách hàng thì bạn sẽ không có khả năng thành công trong tương lai. Viễn cảnh kĩ thuật số hiện nay cho phép sức ảnh hưởng từ khách hàng rất lớn, đó là lý do tại sao việc tham gia vào quá trình mua hàng với các công cụ như chat trực tuyến là rất quan trọng trong việc tiếp thu ý kiến và phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Khi khách hàng cảm thấy tiếng nói của họ được lắng nghe và được trò chuyện với một người đại diện cho công ty, thì họ sẽ có một kết nối mạnh mẽ hơn với doanh nghiệp của bạn.

 

4.  Tạo ra dịch vụ chăm sóc 24/7

Bạn khó có thể xây dựng được một lực lượng hỗ trợ viên trực điện thoại hay phản hồi email 24/7 nhưng với sự phát triển của các phần mềm chat trực tuyến trên nhiều nền tảng khác nhau, điều đó là có thể! Ngoài phiên bản trên Website, các nhà phát triển hiện tại còn mở rộng thêm các nền tảng như App dành cho máy tính và đặc biệt là App dành cho thiết bị di động. Do đó, bạn hoàn toàn có thể trao đổi, chăm sóc khách hàng như đang sử dụng các phần mềm mạng xã hội Zalo, Skype, Facebook Messenger… mọi lúc mọi nơi mà không phải ngồi bên bàn làm việc máy tính, và không bỏ lỡ bất cứ khách hàng tiềm năng nào cả.

 

5.  Giảm thời gian chăm sóc

Chat trực tuyến = Không chờ đợi. Chat trực tuyến ngày nay đã trở thành xu hướng mới trong việc chăm sóc khách hàng do sự nhanh chóng và tiện lợi của nó. Khách hàng không cần phải đăng nhập bất cứ phần mềm nào như Skype, Facebook hay phải tìm số gọi điện cho nhân viên chăm sóc. Chỉ cần khách hàng mở cửa sổ chat là mọi vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức.

Nhân viên chăm sóc có thể cùng lúc hỗ trợ hàng chục người truy cập trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo cung cấp cho họ những thông tin cần thiết nhờ các tính năng như sử dụng hệ thống câu trả lời mẫu, câu trả lời tự động…

 

6.  Quản lí và đánh giá, nâng cao chất lượng hỗ trợ viên

Với các luồng đo đếm thông minh, các phần mềm chat trực tuyến là công cụ tuyệt vời để đánh giá tốc độ chăm sóc khách hàng, giúp các nhân viên của bạn thể hiện năng lực và là nơi họ được rèn luyện để hoàn thiện nhiều hơn nữa trên cơ sở những ý kiến góp ý từ khách hàng. Hiểu đươc nhu cầu của khách hàng, ban sẽ có thể điều chỉnh dịch vụ, hoạt động chăm sóc bản hàng của mình để trở nên hấp dẫn với họ hơn.

Nếu bạn là nhà quản lí, bạn hoàn toàn có thể theo theo dõi các cuộc hội thoại của nhân viên đồng thời cũng sẵn sàng tham gia vào giải quyết trong trường hợp gặp rắc rối bằng các tính năng đơn giản như chuyển cuộc chat…

 

7. Cung cấp dữ liệu để cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng

Cài đặt và sử dụng các phần mềm chat trực tuyến, bạn  có thể được cung cấp với một số lượng không giới hạn các dữ liệu. Bằng cách phân tích những câu hỏi, mối quan tâm hoặc các vấn đề được đưa ra bởi khách hàng, bạn có thể xây dựng câu trả lời được chuẩn bị trước cho những câu hỏi thường gặp (FAQ). Khi đó, khách hàng có thể trực tiếp xem những giải đáp cho các thắc mắc của mình ở trang FAQ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho nhóm hỗ trợ khách hàng, làm cho công ty của bạn nhanh nhẹn hơn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng và cung cấp những hiểu biết mà khách hàng đang tìm kiếm một cách nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, các ý kiến đóng góp của khách hàng là phương thức để bạn tổng hợp, thu thập lại các phản hồi về sản phẩm một cách nhanh chóng hơn bất cứ các cuộc khảo sát nào.

 

8.  Theo dõi và quản lí khách hàng

Bạn có thể thu thập hàng loạt những thông tin cơ bản về khách truy cập như trang web từ đó mà họ biết đến bạn, trình duyệt họ đang sử dụng, họ đến từ đâu, ở trên website của bạn bao lâu… Bạn cũng có thể biết được khách truy cập là khách mới hay cũ. Từ những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng chọn cách tiếp cận với khách tốt nhất như là việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoặc thậm chí lựa chọn khách hàng tiềm năng để tập trung chăm sóc. Lưu trữ lại các thông tin khách hàng như tên tuổi, số điện thoại, emai,… cũng như gắn nhóm khách hàng cho họ ngay trên hệ thống chat để thuận tiện cho việc tra cứu và chăm sóc sau đó.

 

9.  Tăng doanh số bằng việc chủ động tiếp cận khách hàng

Cũng như các cửa hàng bán hàng truyền thống, nếu bạn nhìn thấy khách hàng của mình đang phân vân lựa chọn, bạn có thể chủ động hỏi họ xem có cần giúp đỡ gì không. Nay với phần mềm chat trực tuyến, bạn cũng có thể chủ động trợ giúp khách ngay trên website. Bạn có thể theo dõi hành vi mua hàng của khách hàng, họ đang ở mục nào trên website của bạn để từ đó có thể hỗ trợ tốt hơn. Ví dụ như nếu bạn thấy khách truy cập đang dừng lại lâu ở bước kiểm tra giỏ hàng và thanh toán, bạn có thể chủ động đưa ra đề nghị thực hiện tiếp giúp họ.

 

10.  Tăng chuyển đổi và tăng giá trị đơn hàng mua sắm

Khi khách hàng được trải nghiệm nhiều điều thú vị thông qua việc sử dụng phần mềm chat, thì tỉ lệ chuyển đổi và giá trị đơn hàng mua sắm sẽ cao hơn so với khi khách hàng không được sử dụng phần mềm chat trực tuyến. Bởi với tốc độ phản hồi nhanh, các thông tin cung cấp đầy đủ, chính xác, khách hàng cảm thấy yên tâm hơn, đồng thời cũng tin tưởng rằng họ hoàn toàn có thể quay lại và phản hồi với bạn nếu có bất cứ thắc mắc hay gặp vấn đề gì. Vì vậy, họ dễ dàng đưa ra quyết định hơn và thường mua sắm nhiều hơn.

 

Trên đây là 10 lí do mà các doanh nghiệp PHẢI đưa các phần mềm chat vào website của mình!

Doanh nghiệp của bạn đã xem xét cho việc sử dụng các phần mềm chat trực tuyến nói chung và vChat nói riêng chưa? Điều gì ngăn cản doanh nghiệp của bạn bỏ lỡ một phương tiện hữu ích, giúp tăng cường hiệu quả dịch vụ khách hàng của bạn như vậy?

Hãy trải nghiệm ngay vChat – giải pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả trên Website của bạn!

Vchat là gì ? Nếu bạn có website, bạn hãy tích hợp vChat vào website của mình để có thể hỗ trợ khách hàng trực tuyến đang truy cập vào website của bạn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.Tiện ích của vChat giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng ngay lập tức... Chi tiết