Đăng ngày: 13/03/2019 - 17:01:02 PM
SEO Quake là công cụ phổ biến nhất khi làm SEO. SEOquake là công cụ giúp người làm SEO Onpage (tối ưu hóa trên website). Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí và rất hữu ích cho người sử dụng, được cài đặt trên trình duyệt Chrome hoặc Firefox. Cùng vChat đọc
SEO Quake là công cụ phổ biến nhất khi làm SEO. SEOquake là công cụ giúp người làm SEO Onpage (tối ưu hóa trên website). Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí và rất hữu ích cho người sử dụng, được cài đặt trên trình duyệt Chrome hoặc Firefox.
Hôm nay, vChat sẽ phân tích tường tận mọi chỉ số và công dụng của từng chỉ số đó trong SEO Quake giúp chúng ta có một cái nhìn phân tích kỹ hơn về website để thực hiện các chiến dịch SEO tốt hơn
(1) Google Index: Số bài viết, số trang trên website được Google index lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu của Google.
(2) SEMrush Backlinks: Chỉ số thống kê số Backlink trỏ về website của chúng ta. Chỉ số này được phân tích bằng website http://www.semrush.com. Số backlink càng nhiều càng tốt, tuy nhiên phải từ các trang web chất lượng.
(3) SEMrush Subdomain Backlinks: Số lượng Links từ Domain về.
(4) Bing Index: Số bài viết trên website được Bing index. Bing là 1 công cụ tìm kiếm như Google.
(5) Alexa Rank: Xếp hạng website của bạn. Nó thể hiện độ phổ biến của website. Một tiêu chí quan trọng để đo chỉ số này là lượng Traffic ở website của bạn. Thang điểm này cũng được google dùng để đánh giá và xếp hạng từ khóa. Thang điểm của Alexa đưa ra đó là từ 29000000 đến 1. Chỉ số này càng thấp càng tốt.
(6) Age: thông số này thể hiện độ tuổi của tên miền, thông thường độ tuổi tên miền càng cao thì có độ uy tín cao hơn.
(7) Facebook Likes: con số này thể hiện số lượt like mà website chúng ta nhận được và được tính ở mạng xã hội Facebook. Con số này càng cao càng tốt, thể hiện độ hữu ích của website chúng ta được nhiều người thích.
(8) Google +1: Giống như lượt Facebook Like, đây là chỉ số của Google Con số này càng cao càng tốt, rất có ảnh hưởng tới xếp hạng từ khóa trên google.
(9) Density(Keywords density): đây là chỉ số mà các SEOer rất quan tâm, nó thể hiện cái từ khóa bạn SEO có phù hợp với trang của bạn hay không. Mật độ từ khóa này nằm ở mức 3%-5% là tối ưu nhất.
Trong này, các bạn chú ý đến phần Bookmarks, trong đó công cụ thống kê cho chúng ta các thể loại từ khóa:
- từ khóa 1 từ
- từ khóa 2 từ
- từ khóa 3 từ
- từ khóa 4 từ
- từ khóa lớn hơn 4 từ.
Dựa vào đây có thể thấy được rằng điểm giới hạn của công cụ là chỉ đo được mật độ từ khóa tối đa 4 ký tự, nếu trong trường hợp chúng ta đưa ra chiến dịch SEO từ khóa dài thì công cụ không thể xác định mật độ của từ khóa đó được.
Nếu rơi vào trong trường hợp này bạn có thể sử dụng ngay trên trình duyệt Chrome và sử dụng cú pháp Ctrl+F để tìm cụm từ khóa đó, khi đó từ khóa tìm thấy sẽ được tô nền vàng, dựa vào đó chúng ta có thể tính toán được Density của từ khóa đó trong trang.
(10) Diagnosis: chức năng này phân tích và thống kê các thông số liên quan đến SEO trong Website của chúng ta. Nó có bố cục 3 phần chính sau:
- Page Analytics: phân tích các chỉ số của trang như Url, Title, Meta Description, Headings,...
- Website Compliance: các thuộc tính kèm theo của website gây tác động tốt đến việc xếp hạng cộng cụ tìm kiếm. Bạn chú ý là sau khi kiểm tra website của bạn thì thông số nào thiếu thì bạn có thể bổ xung cho đầy đủ.
- Server: nơi hiển thị tên server mà bạn sử dụng, thông thường đó là Apache.
(11) Internail link: Số liên kết trong website.
(12) External Link: Số liên kết trỏ đi website khác, con số này càng nhỏ càng tốt.
Trong phần liên kết này các bạn chú ý đối với từng link thì chúng ta lại có 2 thuộc tính cho nó đó là thuộc tính Dofollow và Nofollow. Link nofollow giúp thông báo cho google bots biết rằng không đi theo link này, tác dụng của nó là ngăn chặn dòng chảy Link. Dựa vào đặc tính và công dụng của nó các bạn có thể điều hướng link nội dung của website tốt hơn.
>>> Xem thêm: Top 10 công cụ nghiên cứu từ khóa ( Keywords Research Tools ) mà dân SEO nên biết