KPI là gì? Tại sao KPI lại quan trọng?

Đăng ngày: 19/11/2019 - 14:29:52 PM

Bạn đã thực sự hiểu rõ KPI là gì? Hôm nay vChat sẽ cùng bạn tìm hiểu về KPI và tầm quan trọng của KPI trong công việc.

KPI là một chỉ số quan trọng, nó giúp bạn đánh giá hiệu suất công ty và dựa vào đó đưa ra phương hướng phát triển công ty. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ KPI nghĩa là gì? Hôm nay vChat sẽ cùng bạn tìm hiểu về KPI và tầm quan trọng của KPI trong công việc.

 


 

KPI nghĩa là gì?

 

KPI nghĩa là gì? KPI là chữ viết tắt tiếng anh của  Key Performance Indicator, là chỉ số đánh giá và đo lường hiệu quả công việc. KPI phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc phòng ban của công ty hay doanh nghiệp cá nhân. Mỗi bộ phận phòng ban trong công ty sẽ có một chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc khách quan của từng bộ phận đó. 

 

 

Tại sao KPI lại quan trọng?

 

Thông qua việc đánh giá hiệu suất của nhân viên để theo dõi tình hình hoạt động của công ty, chỉ số KPI được xem là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của công ty. 

 

1. Đo lường mục tiêu 

 

KPI là một phương pháp đo lường các mục tiêu và chỉ tiêu. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của công ty của bạn là thu được 1 tỷ đồng mỗi tháng từ việc bán những mặt hàng đắt tiền, KPI của bạn sẽ chỉ cho bạn cách nhanh hoặc chậm nhất để bạn có thể đạt được những mục tiêu này.

 

Hệ thống KPI sẽ cho bạn biết được đội ngũ bán hàng của bạn tạo ra bằng bao nhiêu % so với doanh số kỳ vọng. Nếu với vai trò là một người quản lý, bạn sẽ phải ngay lập tức phải giúp đội ngũ bán hàng của mình nhận thức rõ về tình hình hiện tại và tìm ra lý do vì sao không đạt được doanh số mong muốn. Đây có thể coi là một vai trò quan trọng nhất của chỉ số KPI.

 

2. Tiếp nhận các thông tin quan trọng

 

KPI có thể cung cấp cung cấp những bức ảnh tổng quan trực tiếp về hiệu suất của cả công ty. Nếu sản phẩm của bạn đang ở trong một thị trường cạnh tranh cao, thông tin đó sẽ đóng vai trò quan trọng góp phần giúp bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh của bạn. Các dữ liệu thời gian mà KPI cung cấp cho phép bạn thực hiện điều chỉnh hệ thống để bạn không còn phải thay đổi dồn dập vào cuối mỗi tháng để đạt được mục tiêu của bạn.

 

Một vài công ty sử dụng KPI để đặt ra các chỉ tiêu có thể không tác động trực tiếp đến kinh doanh hoặc lợi nhuận của công ty. Ví dụ như vấn đề  bảo vệ môi trường, hay việc nâng cao uy tín của công ty. Để cho thấy rằng các bạn đang xem đây là vấn đề nghiêm trọng, cần được quan tâm, bạn có thể công bố KPI lên trên trang web của công ty.

 

3. Khuyến khích tinh thần trách nhiệm

 

Nếu không có số liệu thống kê quan trọng hiệu suất của KPI, bạn có thể sẽ đưa ra những quyết định không chính xác về nhân viên trong quá trình đánh giá. Bạn có thể giả định rằng một nhân viên hoạt động kém vì người đó thường xuyên không đúng giờ hoặc cảm thấy có sự thiếu gắn bó với công ty, nhưng bạn không có bằng chứng định lượng cho điều này. Vì vậy, KPI có thể giúp bạn nhận ra đánh giá của bạn là đúng hay sai. Bên cạnh đó, nhân viên có hiệu năng kém khó có thể chối cãi được trường hợp của họ nếu thống kê KPI của họ cho thấy không thuận lợi. Tóm lại, KPI khuyến khích tinh thần trách nhiệm của nhân viên, giúp họ tích cực làm việc hơn để đạt được mục tiêu đề ra.

 

 

4. Nâng cao nhuệ khí

 

Động lực làm việc và sự hài lòng với công việc là hai yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất của nhân viên trong công ty. Nhân viên sẽ cảm thấy có động lực khi đáp ứng được tiêu chí của KPI. Hơn nữa, một số công ty còn có chế độ thưởng cho những nhân viên hoàn thành được chỉ tiêu đề ra. Điều này càng khiến họ tích cực và tập trung vào công việc hơn. 

 

Một hệ thống KPI tốt sẽ giúp người lãnh đạo theo dõi được công việc và tiến bộ của nhân viên. Nếu phát hiện những thiếu sót có thể thảo luận để tìm ra vấn đề, đưa ra hướng giải quyết và đặt ra mục tiêu làm việc hiệu quả.

 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ KPI nghĩa là gì và áp dụng nó vào công việc của mình. Chúc bạn thành công!

 

>>> Xem thêm: Những mẹo chat với khách hàng giúp bạn tăng vụt doanh số bán hàng và phát triển thương hiệu

Vchat là gì ? Nếu bạn có website, bạn hãy tích hợp vChat vào website của mình để có thể hỗ trợ khách hàng trực tuyến đang truy cập vào website của bạn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.Tiện ích của vChat giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng ngay lập tức... Chi tiết